
1. Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 20/6/2017, tại kỳ họp thứ 3, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 (gọi tắt là Bộ Luật hình sự năm 2015), gồm 26 chương, 426 Điều. Đồng thời thông qua Nghị quyết số 41/2017/QH14 về việc thi hành Bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH13đã được sửa đổi, bổ sung một số điều Luật số 12/2017/QH/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ Luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH 13, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 (sau đây gọi là Nghị quyết số số 41/2017/QH14).
Sở Xây dựng đã Ban hành kế hoạch số 409/KH-KH ngày 07/4/2016 của Sở Xây dựng về công tác thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13.
Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 177/KH-UBND ngày 17/10/2017 của ỦY ban nhân dân tỉnh Yên Bái về triển khai thi hành Bộ luật Hình sự trên đại bàn tỉnh Yên Bái.
Thực hiện công văn số 143/UBND-NC ngày 24/01/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến Bộ luật Hình sự năm 2015 và Nghị quyết số 41/2017/QH14.
Xác định trách nhiệm của tập thể cơ quan, các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở trong việc tổ chức triển khai Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.
Xác định cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn, tổ chức, phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc và địa phương trong việc tiến hành các hoạt động triển khai Bộ luật Hình sự trong cơ quan, đơn vị.
Nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc trong công tác thi hành pháp luật và có trách nhiệm tổ chức thi hành pháp luật tại cơ quan, đơn vị; bảo đảm chất lượng và tiến độ hoàn thành công việc.
Bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các cơ quan chuyên môn, tổ chức, phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc trong việc triển khai Bộ luật Hình sự.
Cụ thể: Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 nhằm tiếp tục thể chế hóa chủ trương cải cách tư pháp của Đảng theo tinh thần đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội, tôn trọng và bảo đảm thực thi các quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013; Góp phần bảo vệ và thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Góp phần khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả trong tình hình mới và góp
2. Luật Tiếp cận thông tin được Quốc hội Khóa XIII thông qua ngày 06/4/2016 tại kỳ họp thứ 11 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018, gồm 5 chương, 37 Điều.
Sở Xây dựng đã xây dựng kế hoạch số 1499/KH-KH ngày 23/8/2017 của Sở Xây dựng về triển khai thực hiện quy định về xây dựng cơ quan đạt chuẩn tiếp cận pháp luật từ năm 2017 đến năm 2020.
Xây dựng cơ quan đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị, gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh địa phương, bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch.
Xác định kết quả xây dựng cơ quan đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là tiêu chí đánh giá cơ quan, Đảng bộ đạt chuẩn “Trong sạch, vững mạnh”; là tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng hàng năm của tỉnh.
Nhằm nâng cao nhận thức, giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ và chấp hành pháp luật; bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền được thông tin về pháp luật; kịp thời tháo gỡ những mâu thuẫn, tranh chấp, vướng mắc, kiến nghị trong thi hành pháp luật; nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong cơ quan.
Tổ chức quán triệt, triển khai, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về xây dựng cơ quan đạt chuẩn tiếp cận pháp luật./.
Chuyên viên Pháp chế Dương Thị Ánh Hồng - VP Sở Xây dựng Yên Bái
CÁC VĂN BẢN KHÁC